quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Trong một công trình, nhà vệ sinh giữ vai trò vô cùng quan trọng và đây cũng là khu vực rất dễ phát sinh vấn đề như ô nhiễm, nấm mốc và đặc biệt là thường xuyên xảy ra tình trạng thấm nước. Nếu nhà vệ sinh của gia đình bạn đang liên tục bị ngấm nước và gây ra nhiều rắc rối trong quá trình sử dụng, cách chống thấm nhà vệ sinh trong bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những gợi ý khắc phục tối ưu hơn cả. 

BẤM GỌI NGAY
Tư vấn miễn phí 24/7

Điểm danh những nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nước

cách chống thấm nhà vệ sinh

Trước khi khám phá quy trình chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, việc bạn cần làm là tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho khu vực này bị dột. 

Dưới đây là những nguyên nhân được cho là phổ biến hơn cả:

  • Các hoạt động sinh hoạt trong phòng vệ sinh đều liên quan đến nước sẽ gia tăng nguy cơ nước rò rỉ, thẩm thấu qua các mạch gạch và đọng lại dưới sàn bê tông.
  • Nhà vệ sinh, nhà tắm thường được bố trí gần với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Trong trường hợp hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, bị hỏng, điều này sẽ làm thấm tường và sàn nhà.
  • Trước đó công trình chưa được chống thấm hoặc việc xử lý chống thấm không được thực hiện triệt để, không hiệu quả.
  • Khâu thiết kế, lắp đặt ống nước, thiết bị vệ sinh chưa chuẩn là nguyên nhân khiến nước xả tràn ra, thấm xuống nền nhà vệ sinh.
  • Kết cấu sàn bê tông bị lún, chưa đạt tiêu chuẩn xây dựng đề ra trước đó.
  • Mạch gạch ở tường, sàn nhà vệ sinh bị bong về lâu dài có thể tạo thành kẽ hở cho nước thấm xuống.
NÊN XEM  Chi phí sơn sân Futsal trong nhà và ngoài trời tại TPHCM

Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và đơn giản

xử lý chống thấm nhà vệ sinh

Để có thể xử lý nhà vệ sinh bị thấm, bạn cần có quy trình cũng như kỹ thuật phù hợp với kết cấu công trình. Dưới đây là các bước cơ bản giúp mang lại hiệu quả triệt để nhất trong quá trình xử lý nhà vệ sinh mà các bạn có thể tham khảo.

Kiểm tra công trình trước khi thực hiện

Bước này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan để đưa ra những biện pháp phù hợp nhất. Một số vị trí cần được đặc biệt quan tâm, chú ý gồm sàn nhà, khe tường do đây là những nơi thường xuyên gây ra tình trạng thấm dột.

Bạn cũng đừng quên kiểm tra hệ thống thoát nước sàn vì theo nhận định của các chuyên gia, đây là vị trí dễ xảy ra tình trạng thấm dột nhất. Với những trường hợp miệng ống không đảm bảo, điều này sẽ dẫn đến tình trạng nước bị rò rỉ tại đây và thấm nhanh vào các công trình. 

Về cơ bản, tùy mức độ xuống cấp của công trình mà chúng ta sẽ sẽ có phương án chống thấm dột cho nhà vệ sinh hiệu quả. 

BẤM GỌI NGAY
Tư vấn miễn phí 24/7

Tìm hiểu quy trình chống thấm nhà vệ sinh chi tiết nhất

Hiện nay, có nhiều cách chống thấm nhà vệ sinh khác nhau mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, Công ty xây dựng HTD sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp xử lý nhà vệ sinh bị thấm nước bằng màng chống thấm.

NÊN XEM  Tìm hiểu định mức sơn epoxy kết cấu sắt thép

Cách thức này lại được chia thành 2 giải pháp chính gồm ép chặt màng chống thấm tự dính và khò nóng dán chặt lên bề mặt chống thấm.

Đây là 2 loại màng chống thấm giúp phát huy hiệu quả cực tốt, có hiệu quả ngăn nước gần như tuyệt đối. Do đó, đối với các công trình luôn phải đối mặt với nguy cơ thấm dột cao đặc biệt là nhà vệ sinh, đây chính là lựa chọn được cân nhắc đầu tiên.

Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng màng chống thấm chính là khả năng ngăn nước cao, toàn diện, tuổi thọ của vật liệu chống thấm cao và quá trình thi công diễn ra dễ dàng, nhanh chóng 

quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện chống thấm cụ thể như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay dầu mỡ. Với những khu vực bị lồi, lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng  cách sử dụng vữa trộn với phụ gia.
  • Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để tiến hành làm nóng mặt sàn trước khi thi công.
  • Bước 3: Tiếp tục tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.
  • Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt của tấm màng chống thấm sao cho phần nhựa bitum chảy lỏng rồi dính xuống mặt sàn, chú ý đốt đến đâu thì lăn màng đến đó.
  • Bước 5: Cần chú ý đến một số vị trí cổ ống nước, đảm bảo dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. 
  • Bước 6: Với một số chi tiết như chân tường, bạn cần dán lên cao khoảng 15 – 20cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, tránh để lộ kẽ hở sẽ tiếp tục gây thấm dột.
  • Bước 7: Sau khi thực hiện cách chống thấm nhà vệ sinh khò xong, bạn cần tiến hành trát lớp xi măng-cát trộn sika Latex lên bề mặt với mục đích bảo vệ lớp màng chống thấm.
NÊN XEM  Keo, vật liệu chống thấm nền nhà vệ sinh thường dùng là gì?
BẤM GỌI NGAY
Tư vấn miễn phí 24/7

Trên đây là thông tin chia sẻ về cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho những ai quan tâm và có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh chất lượng, hãy liên hệ https://xaydunghtd.com/.

Rate this post

Related posts