Sơn epoxy chống tĩnh điện là sản phẩm đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, giúp triệt tiêu lượng điện tích tụ trên mặt sàn, góp phần hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình làm việc của công nhân. Tuy nhiên, để sơn phát huy hiệu quả cao nhất đòi hỏi quy trình thi công phải đạt chuẩn tuyệt đối.
- Xem ngay báo giá sơn nền Epoxy mới nhất tại: https://xaydunghtd.com/thi-cong-son-epoxy/
Sơn Epoxy chống tĩnh điện là sản phẩm gì? Hoạt động ra sao?
Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện thực chất là sơn epoxy 2 thành phần. Dòng sơn này có dòng điện trở cao kết hợp với than hoạt tính dẫn điện và hệ thống dây dẫn đồng nối đất với khả năng trung hòa điện tích hiệu quả. Khi sử dụng cho công trình, sơn mang đến khả năng kiểm soát tĩnh điện và chống phát sinh tia lửa điện.
BẤM GỌI NGAYTư vấn miễn phí 24/7
Về nguyên lý hoạt động, sơn chống tĩnh điện sẽ giúp phân tán và triệt tiêu điện tích, cụ thể:
- Sơn phân tán điện tích bằng cách chia nhỏ chúng. Cụ thể trong trường hợp bề mặt sàn nhiễm điện, chúng sẽ được thẩm thấu qua các lớp sơn sau đó dẫn xuống đất qua đường dây động. Điều này sẽ góp phần giải quyết tình trạng phóng điện.
- Trong trường hợp bề mặt sàn được phủ lớp sơn epoxy sẽ có điện trở cao hơn, lúc này sơn sẽ thực hiện triệt tiêu điện tích.
Sơn chống tĩnh điện có những loại nào?
Như vậy bạn đã biết sơn epoxy chống tĩnh điện là gì, hiện nay trên thị trường có hai loại sơn chống tĩnh điện chính gồm:
- Sơn hệ lăn: Với loại sơn này, hệ thống dây đồng sẽ được nối xuống đất và quá trình thi công sẽ sử dụng dụng cụ lăn rulo. Sơn được thi công với một lớp sơn lót và lớp sơn phủ chống tĩnh điện, được ứng dụng phổ biến cho các công trình có yêu cầu thấp về trọng tải chịu đựng.
- Sơn tự san phẳng: Phương pháp này sử dụng dây đồng nối đất, lớp sơn lót, lớp sơn xử lý mặt sàn, lớp san san phẳng chống tĩnh điện và một lớp than hoạt tính. Sơn tự san phẳng có quá trình thi công nhanh và phù hợp với những công trình đòi hỏi cao về chất lượng và thẩm mỹ.
Điểm danh những ưu điểm của sơn epoxy chống tĩnh điện
So với những dòng sơn epoxy khác trên thị trường, sơn chống tĩnh điện có nhiều ưu điểm hấp dẫn như:
- Chống tích điện hiệu quả góp phần hạn chế tình trạng cháy nổ nguy hiểm.
- Giúp bảo vệ mặt sàn, mang đến độ bền cao và tuổi thọ dài lâu.
- Đảm bảo tốt yếu tố thẩm mỹ, tạo cho bề mặt sàn láng mịn để có thể vệ sinh, lau chùi dễ dàng.
- Tiết kiệm chi phí liên quan đến điện năng, tạo độ an toàn trong quá trình sử dụng.
- Giúp chống mài mòn, chịu được những tác động xấu của hóa chất, môi trường, con người.
- Tạo bề mặt ổn định để chống lại những ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ.
Tư vấn miễn phí 24/7
Sơn chống tĩnh điện được ứng dụng cho những công trình nào?
Sơn epoxy chống tĩnh điện hiện đang được ứng dụng phổ biến cho các công trình như:
- Các nhà máy công nghiệp điện, chuyên sản xuất linh kiện điện tử, chip,….
- Các trung tâm kiểm định, đo lường, nhà máy sản xuất vũ khí, sản xuất thuốc nổ,…
- Các trung tâm chuyên bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, công nghiệp nặng.
- Các bệnh viện đặc biệt là phòng hồi sức, phòng mổ, phòng xét nghiệm,…
- Nhà máy sản xuất, gia công các loại hàng hóa dễ cháy nổ.
Quy trình thi công sơn chống tĩnh điện đạt chuẩn hiệu quả cao
Như đã nói ở trên, để sơn chống tĩnh điện hoạt động tốt nhất đòi hỏi quá trình thi công phải diễn ra đạt chuẩn, cụ thể:
Tiến hành chuẩn bị
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ cần thiết gồm sơn phủ chống tĩnh điện, sơn lót chống tĩnh điện, máy mài cầm tay, máy hút bụi, chổi, cây cào sơn, đồ bảo hộ, dây nguồn, rulo phá bọt,…..
Say đó, bạn hãy tiến hành pha sơn bằng cách trộn thùng sơn chứa thành phần A và thùng sơn chứa thành phần B theo tỷ lệ 25% và khuấy thật đều.
BẤM GỌI NGAYTư vấn miễn phí 24/7
8 bước thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
Sau khi chuẩn bị, bạn hãy tiến hành thi công với các bước sau:
- Bước 1: Trước tiên bạn cần xử lý bề mặt thi công bằng cách dùng máy mài sàn công nghiệp để mài tạo độ nhám cho bề mặt sàn. Điều này sẽ gia tăng khả năng bám dính sơn khi thi công và giúp bề mặt sàn phẳng hơn. Ở những vị trí mà máy mài không sử dụng được, các bạn có thể sử dụng máy mài tay khi thực hiện.
- Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công bằng máy hút bụi và chổi để giúp sơn bám dính tốt nhất.
- Bước 3: Thi công lăn sơn lót epoxy bằng máy phun sơn. Đây là lớp sơn giữ vai trò liên kết giữa sơn chống tĩnh điện với nền bê tông, góp phần giảm lượng sơn chống tĩnh điện bị thấm hút xuống nền. Bởi thế quá trình thi công cần được thực hiện kỹ lưỡng, tránh bỏ sót.
- Bước 4: Sau khi chờ đợi và nhận thấy lớp sơn lót khô, bạn cần tiến hành kiểm tra bề mặt nền. Nếu phát hiện các vết nứt và lỗ hổng, bạn hãy dùng vữa epoxy để trám trét, lấp đầy khoảng trống và dùng máy mài mài phẳng bề mặt.
- Bước 5: Thi công lớp sơn epoxy chống tĩnh điện tự san phẳng thứ nhất, chờ sau khoảng 1 ngày thì tiếp tục thi công lớp sơn thứ 2. Trong quá trình chờ đợi, bạn hãy dùng dây dẫn đồng dẹt dán lưới vuông với khoảng cách giữa các dây không quá 15m đồng thời thi công sơn than hoạt tính dẫn điện.
- Bước 8: Thi công sơn chống tĩnh điện tự san phẳng lớp thứ 2, hoàn thiện và bàn giao công trình.
Trên đây là toàn bộ quy trình thi công sơn epoxy chống tĩnh điện đảm bảo đúng kỹ thuật để mang đến công trình chất lượng tốt nhất. Nếu quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm này, hãy liên hệ với https://xaydunghtd.com/để được hỗ trợ.
BẤM GỌI NGAYTư vấn miễn phí 24/7