Hiện nay, dòng sơn epoxy trên thị trường khá đa dạng về chủng loại như sơn chống nóng, chống thấm, chống ăn mòn… Tùy vào mục đích sử dụng mà các chủ thầu sẽ quyết định sử dụng loại sơn phù hợp cho công trình của mình. Một trong số đó, sơn chống trượt được xem là giải pháp được nhiều người ưa chuộng nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu những ưu điểm của loại sơn này cũng như cách sử dụng sơn phù hợp để phát huy hiệu quả tốt nhất.
BẤM GỌI NGAYTư vấn miễn phí 24/7
Sơn epoxy chống trượt là gì và có ưu điểm ra sao?
Đây là một loại sơn epoxy được bổ sung thêm các hạt tạo nhám (còn được biết đến với tên gọi Quartz Sand). Thông thường, các hạt tạo nhám này sẽ được trộn hoặc rắc lên bề mặt sơn khi sơn còn ướt. Nhờ sự liên hệ của sơn epoxy, lúc này các hạt quartz sẽ bám và hình thành bề mặt tạo nhám để từ đây mang đến khả năng chống trơn trượt hiệu quả.
Hiện nay, sơn chống trơn trượt được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, chủ yếu gồm mặt bê tông của các ngành đồ uống, nhà máy thực phẩm, nhà máy hóa chất, nhà máy lắp ráp. Ngoài ra, sơn được ứng dụng cho các nhà máy sửa chữa, gara, lò mổ, boong tàu biển, khoan dầu kim loại cùng các thiết bị công nghiệp….
Với thành phần cấu tạo như trên, loại sơn này được đánh giá cao khi sở hữu những ưu điểm vượt trội sau đây :
- Sơn epoxy chống trơn trượt giúp tăng khả năng chống trơn và chịu tác động mài mòn rất tốt.
- Sử dụng sơn đảm bảo không lộ mối hàn, không thấm nước, có khả năng chịu tác động của hóa chất rất tốt.
- Chịu độ mài mòn cơ học, độ bám dính cao, không rạn nứt và bong tróc.
- Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và có màu sắc đa dạng giúp khách hàng thoải mái lựa chọn.
Tư vấn miễn phí 24/7
Quy trình thi công sơn chống trượt đạt chuẩn
Quy trình thi công sơn epoxy chống trơn trượt cơ bản giống với các loại sơn epoxy khác, gồm các bước sau đây:
Xử lý và mài sàn tạo nhám cho bề mặt
Bước này giữ vai trò quan trọng nhằm tăng khả năng bám dính của sơn với sàn bê tông. Bạn sẽ cần sử dụng máy mài sàn công nghiệp để mài tạo độ nhám. Tuy nhiên riêng với những vị trí trong sâu hoặc bị vướng máy máy mài công nghiệp, bạn sẽ cần sử dụng đến máy mài tay.
Với những trường hợp có nền cũ đã sơn PU, sơn epoxy, sơn tăng cứng bề mặt, lúc này bạn sẽ cần phải mài bong hết lớp cũ để tăng cường độ bám dính sơn epoxy chống trơn trượt.
Sau khi mài nền, bạn tiến hành vệ sinh hút bụi sạch sẽ bởi đây được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám dính của sơn lót cũng như vấn đề hao sơn.
Thi công lăn sơn lót sơn chống trượt epoxy
Sau khi tạo sơn nhám chống trơn trượt, chúng ta sẽ bắt đầu sơn lót epoxy. Với những trường hợp có nền bê tông tốt, độ thấm hút ít, bằng phẳng, lúc này bạn sẽ cần lăn 1 lớp sơn lót hoặc sử dụng máy phun sơn thay cho lu lô. Do sơn lót khá quan trọng, là lớp đệm liên kết sơn chống trơn trượt epoxy với nền bê tông. Bởi vậy mà bạn cần chú ý phủ kín bề mặt, tuyệt đối không được bỏ sót ảnh hưởng chất lượng và độ bền sơn.
Loại bỏ khe hở lỗ hổng trên bề mặt nền
Sau khi kiểm tra và thấy sơn lót khô, bạn tiếp tục kiểm tra toàn bộ mặt nền với mục đích tìm kiếm các vị trí nền bị lỗi như vết nứt, các vị trí bê tông sứt mẻ.
Nếu xuất hiện bất cứ lỗi nhỏ nào, bạn cần dùng vữa epoxy hoặc vật liệu tương đương lấp đầy các kẽ hở các vị trí lỗi. Sau đó, tiếp tục sử dụng máy mài kim cương mài cho phẳng, vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị cho việc sơn lớp tiếp theo.
BẤM GỌI NGAYTư vấn miễn phí 24/7
Thi công sơn chống trượt 2 lớp
Bước này cần thực hiện với 2 lớp gồm:
- Sơn lớp thứ nhất: Bạn sử dụng rulo lăn hỗn hợp sơn epoxy pha cát đã được phối trộn kĩ lên bề mặt sao cho thật đều tay. Thông thường, cần phải chờ cho lớp sơn epoxy chống trơn trượt thứ nhất khô sau 24h mới có thể tiếp tục thi công bước tiếp theo.
- Sơn lớp thứ hai: Khi lớp epoxy chống trượt thứ nhất khô, bạn tiếp tục sơn lớp thứ hai để đảm bảo được độ mài mòn của sơn là tốt nhất. Trong thời gian chờ sơn khô, hãy che chắn bề mặt cẩn thận bởi nếu xuất hiện lỗi sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt, khi sơn đã khô rất khó có thể xử lý.
Nghiệm thu và tiến hành bàn giao công trình cho khách hàng
Sau khi chờ lớp sơn thứ hai khô, bạn cần nghiệm thu công trình để đảm bảo sự hoàn hảo, không xuất hiện bất cứ lỗi nhỏ nào. Nếu có lỗi trên bề mặt sàn, bạn cần thực hiện khắc phục ngay lập tức.
Qua bài viết trên đây hi vọng các bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về sơn chống trượt epoxy cũng như quy trình thi công sơn chi tiết. Thực tế, việc thi công khá phức tạp, đòi hỏi được thực hiện bởi những người có nhiều kinh nghiệm. Do đó, bạn cần tìm đến một đơn vị uy tín khi có ý định sơn epoxy. Để có được sự lựa chọn tốt nhất, các bạn hãy tham khảo thông tin tại http://xaydunghtd.com/.
BẤM GỌI NGAYTư vấn miễn phí 24/7