Việc chú ý đến những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước trong quá trình thi công sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng, độ bền và tình thẩm mỹ cho công trình. Từ đó, bạn sẽ đưa ra được lựa chọn loại sơn và những giải pháp thi công phù hợp nhất. Cùng tham khảo thông tin chia sẻ về tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước trong bài viết dưới đây.
Thế nào là tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước?
Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác sơn nước là quá trình kiểm tra và đánh giá lại công trình sau khi sơn thông qua một số yếu tố như độ đồng đều màu sắc, tính thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước phụ thuộc vào loại sơn, loại công trình cũng như đặc tính của chúng.
Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước được dựa theo TCVN 9404, ban hành năm 2012 sau đó được đổi mới từ TCXDVN 321 ban hành vào năm 2004, cụ thể:
- Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng: Việc sơn tường xây dựng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về thành phần như nhựa, dung môi, phụ gia, bột màu…
- Yêu cầu chất lượng của sơn nước: Trên bề mặt tường phải có độ mịn, phẳng cần thiết đặc biệt là lớp sơn không bị bong tróc, sần sùi sau khi đã hoàn tất. Màu sắc thu được sau thi công đảm bảo phải giống với màu sắc đã yêu cầu, nhất là có sự kết dính giữa bề mặt tường và bề mặt lớp sơn.
- Về việc thi công sơn: Quá trình thi công phải tuân theo số lớp đã quy định, đảm bảo vết chổi khi sơn lớp sơn trước cần được vạch thẳng. Ngoài ra, các vết chổi sau cần phải đè lên một phần vết chổi trước sao cho đảm bảo che kín bề mặt. Thêm nữa, quá trình sơn cần chú ý thực hiện đều tay nhằm mang đến bề mặt tường phẳng mịn nhất.
- Kết quả nghiệm thu nước: Bề mặt của lớp sơn cuối cùng phải đều màu, không có vết sơn loang lổ, vết ố và các vết chổi sơn, không bị rạn nứt, cộm sơn và xuất hiện bong bóng khí.
Quy trình thi công sơn nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn
Để đảm bảo chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước, quy trình thi công cần được thực hiện theo các bước sau:
- Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt trước thi công.
- Tùy thuộc vào công trình mới hay cũ mà bước này sẽ có những sự khác biệt nhất định.
Đối với công trình mới, bạn cần chú ý thực hiện như sau:
- Hãy chờ đợi khoảng 3 tuần sau khi hoàn thành công trình để bắt đầu thi công sơn tường.
- Sử dụng đá mài để tiến hành vệ sinh bề mặt tường giúp gia tăng độ bám dính giữa lớp sơn và bề mặt tường.
- Vệ sinh lại bề mặt tường một lần nữa bằng giấy ráp mịn để loại bỏ hết sạn cát bám nếu có.
- Trong trường hợp kiểm tra và nhận thấy bề mặt tường quá khô, bạn cần tiến hành làm ẩm bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước trước khi bả bột matit (thi công sơn lót).
Trong trường hợp thi công công trình cũ, các bạn hãy tiến hành như sau:
- Loại bỏ rêu mốc, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt tường nếu có.
- Trước khi sơn lại bề mặt tường, bạn hãy lấy giấy ráp đánh phẳng bề mặt giúp góp phần tạo chân bám trước khi phủ lớp sơn mới.
- Đối với trường hợp bề mặt tường quá cũ nát, bạn cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch, sau đó để tường thật khô rồi mới tiến hành thi công.
Sơn chống thấm cho tường nhà
Quy trình sơn chống thấm được thực hiện như sau:
- Trước tiên bạn cần tiến hành làm sạch bề mặt tường trước khi sơn chống thấm.
- Pha sơn chống thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1, chú ý cần tiến hành thi công ngay, không nên để quá 2-3 tiếng.
- Phủ lớp sơn lần 2 sau lần 1 khoảng từ 1 – 2 tiếng với tỷ lệ pha trộn như lần 1 sẽ giúp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu.
Bả bột matit cho tường và phủ sơn lót
Để đảm bảo tiêu chuẩn nghiệm thu sơn bả, các bạn hãy thực hiện 2 lần bả bột matit cho tường, mỗi lần cách nhau khoảng 1-2h. Sau khi hoàn thành lần 2, cần chờ khoảng 3h cho tường khô rồi dùng giấy ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả.
Tiếp theo, hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng cần thiết để phủ sơn lót, lưu ý 2 lớp sơn mỗi lớp cách nhau 1-2 tiếng.
Phủ sơn màu hoàn tất quá trình
Bước này yêu cầu bạn sử dụng các dụng cụ thi công như máy phun sơn, cọ hoặc Rulo để phủ 2 lớp sơn màu, mỗi lớp cách nhau khoảng 2 tiếng.
Hướng dẫn nghiệm thu sơn nước chi tiết
Khi nhắc đến tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước, bề mặt sơn phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
- Bề mặt lớp sơn cuối phải đều màu, không loang lổ, xuất hiện vệt ố hay xuất hiện vết chổi sơn.
- Bề mặt nhẵn phẳng, không bị cộm sơn hoặc trôi màu sơn.
- Bề mặt không được có bọt khí, vết rạn nứt hay vón cục.
- Nếu trên bề mặt có hoa văn, bạn phải thiết đúng kích thước và có độ đều màu nhất định.
Trên đây là những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước mà các bạn có thể tham khảo. Để việc thi công diễn ra chuẩn xác, bạn nên lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín như https://xaydunghtd.com/.